Gia sư cần biết
Gia sư cần biết
1. Kinh nghiệm gia sư buổi đầu tiên
Buổi đầu tiên gia sư nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về khả năng học tập của học sinh để biết mình nên bắt đầu như thế nào Trong buổi đầu tiên bạn đi dạy tại gia đình và tiếp xúc trực tiếp với học sinh, bạn nên chuẩn bị trước một bài test kiến thức tổng hợp về môn mà bạn nhận dạy. Qua bài test này, bạn sẽ có được những đánh giá chung nhất về trình độ học sinh để từ đó có phương pháp dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp.
Buổi gia sư đầu tiên bạn nên làm quen,dạy những bài căn bản nhẹ nhàng dễ hiểu để học sinh này ko cảm thấy mình bị áp lực(bị ép phải học)mà thoải mái chứ ngay từ đầu mà bạn vào thẳng vấn đề khó thì học trò của bạn cảm thấy áp lực,ko theo kịp đâm ra chán nản,sợ việc học thêm đặc biệt là những buổi học sau này bạn nên từ từ tăng dần mức độ dạy của mình tùy vào khả năng bắt nhịp nữa và có những lời khen ngợi động viên tích cực trong vấn đề học,tránh làm học trò tự ái vì tưổi teen mà! Giữa buổi học nên nghỉ 10-15 phút kể chuyện,pha trò để có không khí học tiếp.cuối buổi Bạn nên báo trước buổi sau sẽ phần nào học bài nào để học sinh chuẩn bị.
Về tác phong sư phạm: Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, luôn cau có, khó đăm đăm sẽ làm cho học trò thấy khó chịu. Tác phong sư phạm ở đây bao gồm cả lời nói, cách đi đứng, thái độ, cử chỉ…
2. Cách ứng xử với học trò nghịch, chưa hợp tác hoặc ỉ lại
Với học trò nghịch:
Cách1: là bạn tỏ ra thật nghiêm khắc như 1 cô giáo thực thụ tỏ cái uy trong lời nói lạnh lùng nghiêm chỉnh chơi ra chơi nghịch ra nghịch mà học là học 1 cách rõ ràng mục đích cách này là làm cho sợ để học đôi khi cách này lại có tác dụng rất hiệu quả nếu học trò này vẫn ngang bướng thì sau buổi học gặp gỡ riêng với phụ huynh để trao đổi và có hướng giải guyết.
cách 2: là bạn xem học trò như 1 người bạn giúp nhau học vậy,luôn có những cách giảng bài hài hước hóm hỉnh tạo ko khí vui trong việc học nhưng đừng thái quá dễ bị lợi dụng ko mang lại kết quả “thái quá bất cập”còn nếu trò này vẫn khó dạy thì bạn cũng nên nói với phụ huynh để có biện pháp kết hợp giữa cả hai phương pháp. bạn nên tìm hiểu tâm lí học sinh để áp dụng phương pháp phù hợp
Với học trò không chịu làm bài:
Tạo tính tự lập cho học sinh, đây là vấn đề mà rất nhiều gia sư không để ý đến. Ngày nay không thiếu các gia sư dạy kèm có kiểu làm hộ HS của mình để lấy điểm cao mà (cố tình) không nghĩ rằng như thế là đang làm hại các em. Hiện nay các gia đình thuê gia sư về nhà dạy cho con mình đều là những nhà khá giả. Các em thường không phải làm bất cứ việc gì vì đã có người ở làm giúp. Chính vì thế nên dần dần các em quen ỷ lại vào người khác. Bài tập thì hoặc chép từ sách giải, hoặc là nhờ gia su làm hộ. Các em không chịu động não suy nghĩ trước bất cứ một vấn đề nào.
3. Tìm hiểu tâm lý HS
Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải nắm được tính tình HS của mình để có thể linh động áp dụng những cách dạy khác nhau cho phù hợp. Qua một số buổi dạy kèm đầu, bạn nên dành thời gian hỏi nhiều về sở thích của em để nắm bắt được tính cách và gây thiện cảm với học sinh. Với học sinh nào thì nhẹ nhàng, với học sinh nào thì nghiêm khắc là cả một nghệ thuật. Nhiều phụ huynh thường quan niệm rằng gia sư càng nghiêm khắc càng tốt, nên họ đòi hỏi gia sư phải làm thế nào để cho con em họ “sợ” mới là gia sư giỏi. Trong khi đó chính những người bố, người mẹ đó lại quá nuông chiều con cái mình.
Thứ hai, bạn nên hay tâm sự với học trò vào lúc nghỉ giải lao để có thể xoá bỏ khoảng cách giữa thày và trò, để học sinh coi bạn là người bạn đáng tin cậy để có thể hỏi han và nhờ tư vấn giúp. Rõ ràng nếu không tìm hiểu tính cách của học sinh, bạn sẽ rất băn khoăn trong việc lựa chọn phương pháp dạy. Với học sinh thông minh và có phần ngang bướng, nghiêm khắc chỉ đem kết quả ngược lại. Cần tạo một bầu không khí thật thoải mái để học sinh có hứng thú học môn của bạn.